Hợp thức hóa nhà xây dựng không phép như thế nào? Thủ tục có phức tạp không? Có bị xử phạt hành chính không? Đây là vấn đề khách hàng rất quan tâm
Cũng giống như thủ tục Hợp thức hóa nhà đất bằng giấy tờ viết tay, việc Hợp thức hóa một căn nhà xây dựng không phép thành nhà xây dựng có phép; đúng theo quy định của nhà nước là vấn đề khá phức tạp và tốn khá nhiều thời gian. Có rất nhiều văn bản, nghị định chồng chéo liên quan đến vấn đề này, nếu như không cẩn thận; Qúy khách hàng có thể phải chịu những tổn thất hết sức nặng nề.
Chính vì vậy, việc nắm vững kiến thức pháp luật liên quan đến thủ tục hợp thức hóa nhà đất này ngay từ đầu là điều vô cùng quan trọng. Hiểu được điều này,chúng tôi tư vấn thủ tục hợp thức hóa nhà xây dựng không phép thông qua bài viết sau đây:
1. Quy định pháp luật về việc Hợp thức hóa nhà xây dựng không phép
Nhà xây dựng không phép hay trái phép là một hành vi vi phạm quy định về xây dựng. Chỉ có một số ít các trường hợp được quy định tại Thông tư 02/2014/TT – BXD của Bộ xây dựng thì không phải xin phép khi xây dựng. Các trường hợp nằm ngoài quy định là hành vi xây dựng sai phép và không cẩn thận, sẽ bị từ chối khi xin hợp thức hóa nhà.
Nghị định số 121/2013/NĐ – CP ngày 10 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở thì đối với những trường hợp xây dựng nhà không phép, có thể bị yêu cầu cưỡng chế tháo dỡ vi phạm. Quy định về việc Hợp thức hóa nhà xây dựng không phép thành nhà xây dựng có phép cũng được ghi nhận trong Luật xây dựng 2014.
2. Thủ tục Hợp thức hóa nhà xây dựng không phép
Qúy khách hàng cần phải xác định trường hợp xây dựng nhà không phép, trái phép của mình là lý do gì? Đối với những căn nhà sau khi đã xây dựng và phát hiện trái phép thì cần phải được xin phép tồn tại hoặc là điều chỉnh giấy phép xây dựng. Theo Luật xây dựng 2014 và Thông tư số 05/2015/TT – BXD ngày 30 tháng 10 năm 2015 của Bộ Xây dựng về quản lý xây dựng thì cần phải có đơn xin phép tồn tại công trình trái phép, đơn điều chỉnh giấy phép xây dựng và giải trình của chủ nhà về lý do xây nhà trái phép.
Tiếp theo, dựa vào các quy định về hồ sơ Thông tư số 05/2015/TT – BXD ngày 30 tháng 10 năm 2015 của Bộ Xây dựng thì hợp thức hóa nhà cần chuẩn bị những loại giấy tờ cần thiết sau:
- Giấy phép xây dựng;
- Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng;
- Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công xây dựng;
- Báo cáo kết quả thẩm tra và văn bản kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công xây dựng;
- Một số giấy tờ khác theo quy định pháp luật.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, Qúy khách hàng sẽ tiến hành nộp tại UBND quận/ huyện trong trường hợp xin hợp thức hóa nhà xây dựng không phép/ trái phép đối với nhà ở riêng lẻ và các công trình xây dựng khác thuộc địa giới hành chính quận/ huyện;
Liên hệ với UBND cấp xã trong trường hợp xin hợp thức hóa nhà xây dựng không phép đối với nhà ở riêng lẻ ở điểm khu dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng thuộc địa giới hành chính xã. Khi được xác định đủ hồ sơ, sẽ thực hiện các thủ tục tài chính và chờ đợi thời gian được hợp thức hóa nhà không phép thành công.
Ngoài ra chúng tôi còn tư vấn các thủ tục và cung cấp dịch vụ các quận như: Quận 1,Quận2, Quận 3,Quận4, Quận 5, Quận 7,Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 9,Quận 10, quận 11,Quận 12, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Quận Tân Phú, Tân Bình, Gò Vấp, Hóc Môn, Bình Chánh, Củ chi…
Chúng tôi cũng tư vấn các thủ tục và các dịch vụ sau:
– Thủ tục hoàn công, hoàn công xây dựng. làm sổ hồng nhanh
– Làm sổ hồng , sổ đỏ uy tín, . (Làm sổ hồng sổ đỏ cho các trường hợp xây dựng sai phép khó xử lý.)
– Hợp thức hóa nhà đất làm sổ hồng.
- Hợp thức hóa nhà đất quận Tân Bình
- Hợp thức hóa nhà đất quận Tân Phú
- Hợp thức hóa nhà đất Bình Chánh
- Hợp thức hóa nhà đất Hóc môn
- Hợp thức hóa nhà đất Củ Chi
- Hợp thức hóa nhà đất Nhà bè
Vị trí một số UBND Quận của TPHCM
ĐT: 028.73.060.500
HOTLINE: 0934.586.924 (zalo|wechat|Whatsapp)